Có 2 loại dữ liệu cần được trực quan hoá (data visualization), gồm dữ liệu Định tính, ở dạng chữ - dùng để mô tả bản chất của dữ liệu, và Định lượng (Quantitative), tức là dữ liệu ở dạng số.
Các dữ liệu này thường được thể hiện ở dưới dạng biểu đồ hoặc đồ thị. Thường có 4 nhóm biểu đồ chính tương ứng với loại dữ liệu khác nhau:
Thứ nhất, biểu đồ so sánh nhiều tập dữ liệu: biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường. Thứ hai, biểu đồ tương quan giữa hai hay nhiều giá trị: biểu đồ tròn, biểu đồ cột chồng.... Thứ ba, biểu đồ thể hiện những phần trong tổng thể và thay đổi theo thời gian: biểu đồ phân tán, biểu đồ cột. Và thứ tư, biểu đồ thể hiện phân phối theo thời gian, giúp người xem nhìn thấy được xu hướng và phạm vi dữ liệu: biểu đồ bong bóng, biểu đồ đường...
Các đặc điểm của những biểu đồ được thể hiện như sau:
Bar chart (Biểu đồ cột)
Biểu đồ cột là một trong những cách thông dụng nhất để trực quan hoá dữ liệu. Chúng gồm các thanh đứng hoặc thanh ngang, và các trục để hiển thị và so sánh nhiều dữ liệu khác nhau. Biểu đồ cột đặc biệt hiệu quả khi thể hiện các dữ liệu về số, giúp người xem có thể thấy được xu hướng thay đổi trong dữ liệu thông qua những cột dữ liệu.
Một số lưu ý khi sử dụng biểu đồ cột:
Hãy thể hiện nhiều cột dữ liệu trên cùng một dashboard. Điều này sẽ giúp người xem nhanh chóng so sánh thông tin liên quan thay vì phải lật qua một bảng tính hay trang trình bày khác để tìm được câu trả lời cho mình.
Thêm màu sắc cho cột để gây ấn tượng cho các dữ liệu hơn. Ví dụ, thông tin chính của cột là doanh thu, nhưng việc thể hiện lợi nhuận bằng màu sắc sẽ cung cấp insight ngay lập tức cho người xem.
Sử dụng biểu đồ cột chồng (Stacked Bar Chart) để thể hiện nhiều loại đại lượng ngay trên một cột. Việc hiển thị dữ liệu liên quan ở trên đầu mỗi cột sẽ mang lại chiều sâu cho phần phân tích và giải quyết nhiều câu hỏi cùng một lúc về dữ liệu.
Có thể kết nối với biểu đồ tròn cùng với bản đồ. Bản đồ sẽ trở thành “bộ lọc” để người xem quan sát được dữ liệu tương ứng khi nhấp vào các vùng khác nhau trên bản đồ.
Nguồn: Tableau
Biểu đồ đường dùng để kết nối nhiều điểm dữ liệu với nhau ngay trên một đường cong hoặc đường thẳng. Biểu đồ này sẽ kết nối các điểm dữ liệu riêng lẻ thành một chuỗi giá trị để hiển thị xu hướng dữ liệu trong một khoảng thời gian, hay so sánh nhiều đại lượng với nhau.
Ví dụ: biểu đồ đường thể hiện số lượng pageview của một website biến động theo giới tính, độ tuổi.
Lưu ý khi sử dụng biểu đồ đường:
Các dạng thường thấy của biểu đồ đường là Line graph và Line graph with points. Ngoài ra, một dạng khác của biểu đồ đường là Area chart. Thực tế phần dưới của biểu đồ này được tô màu nên người xem sẽ dễ nắm bắt dữ liệu hơn.
Nguồn: Tableau
Biểu đồ tròn được sử dụng để thể hiện các phần dữ liệu và sự hơn kém giữa các phần trong cùng một chiếc bánh, ví dụ như thị phần của các thương hiệu sữa, phần trăm độ phủ của các loại loại dầu dội đầu trên thị trường… Đây là một trong những biểu đồ thường xuyên bị sử dụng sai cách nhất. Có nhiều người dùng biểu đồ tròn để so sánh các đại lượng khác biệt nhau hoàn toàn. Trong trường hợp đó, hãy sử dụng biểu đồ cột. Vì người xem sẽ không muốn so sánh các loại bánh khác nhau. Những điểm dữ liệu quan trọng sẽ dễ bị bỏ qua và người xem sẽ “tốn thời gian” hơn để hiểu biểu đồ đó nói gì. Đặc biệt cũng có nhiều trường hợp dùng biểu đồ tròn với quá nhiều thành phần có tỉ lệ tương tự nhau, khiến sự khác biệt giữa các phần không rõ nét.
Lưu ý khi sử dụng biểu đồ tròn:
Nguồn: Tableau
Phần mềm quản lý Kế toán-Tài chính Fuji Accounting của công ty Fujinet đã sử dụng công cụ bản đồ để giúp cho các báo cáo quản trị trở nên sinh động và hiệu quả, giúp cho các nhà quản lý nhìn bao quát và nhanh nhất về hiệu quả kinh doanh từng thời điểm. Sau đây là một số ví dụ về công cụ biểu đồ trong phần mềm Fuji Accounting.
Tổng hợp bán hàng kinh doanh
Sử dụng Pivot table và Chart để thống kê nhanh các chỉ số kinh doanh-bán hàng dưới dạng số liệu hay đồ thị , như :
-Mặt hàng nào bán chạy, lãi trên vốn lớn
-Tổng hợp doanh số trên khách hàng/ nhóm khách hàng
-Tổng hợp doanh số theo nhân viên/đơn vị bán hàng
Theo dõi tức thời hoạt động kinh doanh
Nguồn Brand ; Fuji Accounting.